Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, thiếu ngủ con người luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải, chất lượng cuộc sống kém,…Tuy nhiên, không phải cứ ngủ đủ giờ là cơ thể sẽ khỏe mạnh, quan trọng là ở chất lượng giấc ngủ.
Vậy ngủ như thế nào để đảm bảo một giấc ngủ chất lượng và cải thiện sức khỏe cho cơ thể. Hãy cùng Bụt’s Shop tìm hiểu những điểm dưới đây nhé!
Nội dung
Ngủ đúng giờ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vào buổi tối từ 21 giờ, cơ thể con người bắt đầu cần được thư giãn để đi vào giấc ngủ say sau 1 – 2 tiếng đồng hồ. Giấc ngủ say sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả.
Hơn nữa những người ngủ đúng giờ, chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp cải thiện thị lực, không dễ bị ảnh hưởng mắt. Nhiều người bị cận thị hay gặp vấn đề về mắt liên quan đến việc thức quá khuya. Họ sử dụng mắt để làm việc, xem điện thoại quá mức và kéo dài trong nhiều ngày. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe ở mắt, nhẹ có thể là mỏi mắt, cay mắt nhưng nghiêm trọng có thể là bong võng mạc…
Vì vậy, để có thể bảo vệ mắt, bạn nên để mắt nghỉ ngơi, bằng cách massage cho mắt trước khi ngủ và ngủ sớm hơn, tránh dùng điện thoại trong bóng tối.
Tuy nhiên thời gian ngủ sẽ không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ (việc ngủ sâu và thẳng giấc). Một người lớn ngủ 9 tiếng, nhưng khi thức dậy, cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi chứng tỏ họ vẫn đang thiếu ngủ hoặc mắc phải một trong những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ. Ngược lại, nếu chỉ ngủ 6 tiếng nhưng cảm thấy tỉnh táo khi thức dậy, điều đó chứng tỏ bạn đã có một đêm ngon giấc.
Tư thế ngủ đúng, không gian thoải mái
Tư thế khi ngủ và không gian ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Nếu như bạn nằm trên một tấm nệm sần sùi, kém chất lượng thì bạn cũng thể nào ngủ ngon được cũng như nằm ở tư thế không thoải mái hay chỗ ngủ chật chội thì chắc chắn hôm sau sẽ là một ngày mệt mỏi của bạn.
Có những tư thế sau giúp cải thiện giấc ngủ sâu hơn và chất lượng:
- Nằm ngửa khi ngủ là cách tốt nhất để giảm chứng mất ngủ vì lúc này cả đầu, cổ và cột sống được nghỉ ở tư thế trung lập. Mặc dù không có nhiều người ngủ với tư thế này, các bác sĩ khuyến cáo rằng đây là tư thế tốt nhất để có một giấc ngủ ngon.
- Ngủ nằm nghiêng như hình dạng bào thai có thể hạn chế hô hấp và khiến bạn cảm thấy đau khớp hoặc đau lưng vào buổi sáng. Theo thống kê, tư thế nằm nghiêng, gập đầu gối khá phổ biến, có đến 41% người lớn nằm ngủ với hình dáng thai nhi. Tuy nhiên, tư thế này chỉ được khuyến khích cho phụ nữ mang thai (vì giúp cải thiện lưu thông máu) nhưng có thể không tốt cho người bình thường.
- Nằm sấp là tư thế tệ nhất nếu bạn muốn có một giấc ngủ ngon và khỏe mạnh. Cột sống khó giữ được vị trí trung lập khi bạn nằm sấp, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến lưng và cổ. Ngoài ra, cách ngủ này có thể khiến bạn cảm thấy tê liệt do tạo áp lực lớn lên khớp và cơ bắp.
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng ga trải giường bằng cotton vì chúng không làm ngứa ngáy. Một mẹo nhỏ nữa là bạn nên dùng gối sa-tanh thay vì cotton vì nó tạo cảm giác dễ chịu, mát mịn khi kê má nằm ngủ. Nhiệt độ phòng tốt nhất để ngủ là từ 26-28 độ C. Phòng ngủ cần phải đảm bảo không khí lưu thông.
Ăn tối vừa phải và ăn trước khi ngủ 2 tiếng
Nếu bạn ăn quá nhiều và ăn muộn sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone của cơ thể. Việc ăn quá nhiều khiến bạn bị đầy bụng và nằm trằn trọc cả đêm trên chiếc niệm ngủ của mình. Chính vì vậy, bạn chỉ nên ăn vừa phải và trước giờ ngủ 2 tiếng.
Bạn không nên uống quá nhiều chất lỏng trước khi ngủ vì bạn sẽ phải dậy giữa đêm do buồn đi tiểu tiện. Điều này làm gián đoạn giấc ngủ say và có thể gây nên triệu chứng mất ngủ sau đó. Bạn nên làm nhẹ bàng quang trước khi lên giường ngủ để mang lại cảm giác dễ chịu và nhẹ nhõm.
Hạn chế ánh sáng từ các thiết bị điện tử.
Khi ngủ bóng tối hoàn toàn rất cần thiết, vì ánh sáng sẽ gây ức chế các hormone ngủ cũng như làm tăng nhiệt độ cơ thể bằng cách sản xuất hormone cortisol làm bạn cảm giác tỉnh táo.
Thói quen thông thường của nhiều người là sẽ dùng điện thoại để lướt trên các kênh mạng xã hội để giải trí trước khi ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, nên hãy kết thúc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 1 giờ đồng hồ để đảm bảo giấc ngủ chất lượng.
Thức đêm ngủ ngày không tốt
Ngủ có ngon hay không, không phụ thuộc vào độ dài giấc ngủ mà quan trọng là chất lượng của nó. Tùy theo từng cơ thể và độ tuổi mà số giờ ngủ khác nhau, nhưng dù thế nào thì cũng phải ngủ trước 23h.
Có nhiều người nghĩ rằng ngủ ít ban đêm thì có thể bù vào ban ngày, điều này không đúng với hoạt động sinh học của cơ thể, vì ngủ ngày nó không đảm bảo chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng sức khỏe của bạn. Buổi trưa bạn cũng nên ngủ 15 – 30 phút để giúp cơ thể nghỉ ngơi sau thời gian hoạt động buổi sáng, cũng như lấy lại năng lượng cho hoạt động buổi chiều.
Giấc ngủ thực sự là “sản phẩm sức khỏe tự nhiên”. Vì vậy, mỗi người phải duy trì chất lượng giấc ngủ đảm bảo, nghỉ ngơi hợp lý. Mọi người không nên thức khuya, ngủ sớm vào buổi tối. Sau 23h đêm mới đi ngủ có thể ảnh hưởng sức khỏe và các cơ quan trong cơ thể.
Hành trình đón con yêu cùng Beone
Chắc hẳn có nhiều mẹ bầu cùng chung thắc mắc là ngũ cốc dinh dưỡng [...]
Th5
Ngủ như thế nào cho đúng, để cải thiện sức khỏe?
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, thiếu ngủ con người [...]
Th4
Lợi ích của Plank đối với cơ thể
Các phương pháp giảm cơ bụng truyền thống như lắc vòng, gập bụng tuy mang [...]
Th4
Uống sữa đậu nành có thực ảnh hưởng đến dậy thì của trẻ?
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe và có khi đã từng tin rằng cho [...]
Th4
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ
Chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh tiểu đường đóng vai trò rất quan [...]
Th4
Một số thói quen hàng ngày tốt cho sức khỏe
Sự khỏe mạnh là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh [...]
Th4